Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Công an thị xã Bỉm Sơn huy động lực lượng, truy bắt 2 nghi phạm gây ra vụ trọng án này.

Tối 27.11, đại tá Lê Trung Hiếu, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Thanh Hóa, xác nhận thông tin trên, đồng thời cho biết, cơ quan công an vẫn đang tiến hành giám định ADN, khi có kết quả giám định mới đưa ra kết luận chính thức.
Xem thêm: http://vietnammoi.vn/phat-hien-thi-the-chau-be-20-ngay-tuoi-bi-cuop-tai-bai-rac-63716.html
Cũng theo đại tá Hiếu, hiện Công an tỉnh Thanh Hóa đang phối hợp với Công an thị xã Bỉm Sơn huy động lực lượng, truy bắt 2 nghi phạm gây ra vụ trọng án này.

Trước đó, vào sáng cùng ngày, bà Dương Thị Thơm (53 tuổi, ngụ tại phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn) đã phát hiện thi thể bé gái bỏ trong bao tải ở bãi rác thuộc phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn). Bà Thơm là người thường xuyên nhặt ve chai ở bãi rác này. Bãi rác ở phường Đông Sơn cách nhà bé gái bị cướp ngay trên tay bà nội hôm 25.11 gần 10 km.



Bà Dương Thị Thơm kể lại sự việcẢNH PHÚC NGƯ

Theo bà Thơm, phía ngoài bao tải ghi dòng chữ “bố cháu là Thuận” và số điện thoại nhưng bà không nhớ rõ số. Khi bà Thơm mở bao tải ra thì phát hiện trong bao tải là thi thể một bé gái.
Ngay sau đó, bà Thơm đã trình báo sự việc với chính quyền địa phương và cơ quan công an. Công an tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi để xác định danh tính nạn nhâncháu bé, phục vụ công tác điều tra. Đến chiều cùng ngày gia đình anh Lê Hữu Thuận (ngụ tại thị xã Bỉm Sơn), bố bé gái hơn 20 ngày tuổi bị 2 đối tượng bịt mặt cướp đi ngay trên tay bà nội vào tối 25.11, đã đến nhận dạng và xác định thi thể bé gái phát hiện tại khu vực bãi rác là con gái anh Thuận.



Nhiều người dân vẫn chưa hết bàng hoàng trước vụ việcẢNH PHÚC NGƯ

Trước đó, như Thanh Niên đã đưa tin, khoảng 18 giờ 40 phút ngày 25.11, trong lúc bà Phạm Thị Xuân (65 tuổi) đang bế cháu gái mới sinh được hơn 20 ngày tuổi (là cháu nội bà Xuân và là con thứ 2 của vợ chồng anh Lê Hữu Thuận, chị Phạm Thị Thanh Huyền, ngụ tại khu phố 1, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) thì bị 2 đối tượng bịt mặt (1 nam, 1 nữ) đi xe máy tay ga vào nhà dùng dao khống chế và giằng lấy cháu bé rồi lên xe tẩu thoát.

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Bộ Công an khẩn trương truy tìm hung thủ vụ sát hại bé gái 20 ngày tuổi ở Thanh Hóa

Thông tin vụ trẻ em bị bắt cóc ở Thanh Hóa khi mới 20 ngày tuổi đã thực sự làm rúng động xã hội. Tối 28/11, Thiếu tướng Trịnh Xuyên, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, cơ quan công an dựng lại hiện trường vụ án bé gái 20 ngày tuổi bị sát hại ở thị xã Bỉm Sơn.
“Vào 19h hôm nay, cơ quan công an dựng lại hiện trường vụ án. Hiện đã xác định được nghi phạm, đang tiếp tục làm rõ thêm. Chiều mai, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cho báo chí sau”, thiếu tướng Xuyên nói.
Chiều 28/11, Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục CSHS (C45, Bộ Công an) cho biết, một tổ công tác của Cục cảnh sát hình sự (CSHS) đã lên đường vào Thanh Hoá phối hợp với cơ quan điều tra tỉnh Thanh Hoá tham gia phá án.
dung lai hien truong vu be gai 20 ngay tuoi bi sat hai o thanh hoa hinh 1
 Hiện trường phát hiện thi thể cháu bé. (Ảnh: Tiền phong)
Trước đó, tối 27/11, Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự (C45 - Bộ Công an) cho biết, trên cơ sở tính chất nghiêm trọng của vụ việc cháu bé 20 ngày tuổi bị bắt cóc và sau đó người dân phát hiện thi thể ở Thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Bộ công an đã giao Cục C45 cử tổ công tác vào phối hợp cùng điều tra.
Theo đó, các trinh sát, điều tra viên nhiều kinh nghiệm của Cục C45 đã vào phối hợp với công an tỉnh Thanh Hóa để thu thập, đánh giá chứng cứ, hiện trường nơi xảy ra vụ án, để từ đó triển khai các biện pháp nghiệp vụ, tiến hành điều tra, xác minh rõ.
"Hiện nay, mục tiêu chính là phải tập trung điều tra, truy bắt bằng được các đối tượng gây án", tướng Tiến nói.
Cục C45 cũng từ chối cung cấp thêm các thông tin liên quan vì đang trong quá trình điều tra làm rõ.
Về ý kiến cho rằng vụ việc bé gái 20 ngày tuổi bị  sát hại ở Thanh Hóa có một số điểm tương đồng với vụ việc cháu bé 6 tuổi ở thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) mất tích bí ẩn rồi bị giết hồi tháng 7/2017, tướng Tiến từ chối bình luận và khẳng định, cần phải điều tra làm rõ mới có thể xác định chính xác.
Trước đó, đại diện công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, sau khi tìm được thi thể cháu bé, giám đốc công an tỉnh trực tiếp xuống chỉ đạo khẩn trương khám nghiệm hiện trường, tiến hành điều tra làm rõ, truy bắt các đối tượng đã gây ra vụ án mạng thương tâm này.
Luật sư Nguyễn Công Thành (Hà Nội) nhận định, các đối tượng gây ra vụ việc cháu bé 20 ngày tuổi bị "cướp" đi ngay trên tay bà nội tại nhà rất manh động, coi thường pháp luật.
Theo luật sư Thành, vụ việc này có một số điểm tương đồng với vụ việc xảy ra đối với cháu bé 6 tuổi bị sát hại ở thị xã Ba Đồn (Quảng Bình), khi cả hai cháu nhỏ cùng bị bắt cóc bí ẩn rồi tìm thấy thi thể ở những nơi vắng.
Lúc 9h30 ngày 27/11, các lực lượng chức năng của Công an tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện thi thể cháu bé 20 ngày tuổi bị bắt cóc tại khu vực bãi rác trung tâm Thị xã thuộc thôn Trường Sơn, phường Đông Sơn, Thị xã Bỉm Sơn…
Trước đó vào lúc 18h40’ ngày 25/11, tại nhà anh Lê Hữu Thuận, sinh năm 1980, vợ là Phạm Thị Thanh Huyền, sinh năm 1979 ở khu phố 1, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, đã xảy ra vụ bắt cóc trẻ em.
Khi bà Phạm Thị Xuân, sinh năm 1952 (mẹ đẻ anh Thuận) đang bế cháu gái (con anh Thuận và chị Huyền), sinh ngày 3/11 thì bị 2 đối tượng lạ mặt gồm một nam và một nữ đi xe máy tay ga vào khống chế bà Xuân.
Đối tượng nam dùng dao đe dọa, đối tượng nữ một tay túm tóc, một tay bịt miệng bà Xuân, đẩy bà Xuân ra cổng nhà và giằng lấy cháu bé, đối tượng nam đạp bà Xuân ngã và cả hai bế cháu bé lên xe máy tẩu thoát.
"Hành động này rõ ràng là phải do một nhóm đối tượng thực hiện và phải có tổ chức với chủ mưu, bàn tính, dự định từ trước chứ không thể vô cớ thực hiện. Việc này sẽ do cơ quan cảnh sát điều tra xác minh, làm rõ.
Nhưng dù thế nào thì đây là những hành vi vô cùng vô nhân tính nếu không nói là ác nhân, khi các cháu còn đang rất nhỏ, không có bất cứ tội tình gì", luật sư Thành nêu.
Luật sư Thành cũng cho hay, những hành vi vô nhân tính với các cháu nhỏ này không chỉ vi phạm luật pháp Việt Nam mà còn vi phạm công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em cũng như các quy định khác.

(T.V)

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Thời điểm gọi công dân nhập ngũ là tháng mấy trong năm?

Hành vi trốn tránh đi nghĩa vụ quân sự sẽ bị phạt hành chính, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Vậy cho tôi hỏi: Thời điểm gọi công dân nhập ngũ là thời điểm nào trong năm? Hàng năm có mấy đợt gọi nhập ngũ?

Độc giả: Ngô Hoàng

thoi diem goi cong dan nhap ngu la thang may trong nam
Thời điểm gọi công dân nhập ngũ là tháng mấy trong năm? - Nguồn: Internet.

Theo Luật Nghĩa vụ Quân sự (NVQS), công dân trong độ tuổi thực hiện NVQS, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện NVQS theo quy định.

Căn cứ pháp lý

- Luật nghĩa vụ quân sự 2015.

- Nghị định 120/2013/NĐ-CP.

- Nghị định 102/2014/NĐ-CP.

- Bộ luật hình sự.

- Thông tư 36/2011/TTLT-BYT-BQP.

- Thông tư 140/2015/TT-BQP.

Về độ tuổi gọi nhập ngũ, Luật quy định: Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Theo đó, hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự: Từ 1/11 đến hết 31/12 hàng năm tương ứng với 1 đợt gọi nghĩa vụ quân sự vào tháng hai hoặc tháng ba. Lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ được gửi đến công dân trước 15 ngày.

Chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 và các đơn vị trọng yếu mật của Bộ Quốc phòng sẽ theo tiêu chuẩn riêng. Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt như cận thị trên 1.5 độ, viễn thị các mức độ hoặc nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS.

Chỉ công dân có trình độ văn hóa từ lớp 8 trở lên, ưu tiên lấy từ cao đến thấp. Riêng những vùng khó khăn, không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì được tuyển chọn công dân có trình độ từ lớp 7 trở lên.

Vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển 20 – 25% công dân có trình độ tiểu học và còn lại là trung học cơ sở.

Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị trong tuyển chọn công dân phục vụ trong Quân đội, riêng các đơn vị mật và trọng yếu thì theo chỉ tiêu riêng.

Ngoài ra, công dân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức trong thời gian đăng ký nghĩa vụ quân sự, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì được trả nguyên lương, tiền tàu xe và các khoản phụ cấp hiện hưởng.

Công dân đến đăng ký nghĩa vụ quân sự, khám, kiểm tra sức khỏe được bảo đảm chế độ ăn, ở trong thời gian thực hiện đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe, tiền tàu xe đi, về.

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Nhiều lo ngại về chính sách cho đặc khu

Ủng hộ cần có cơ chế đặc biệt cho đặc khu, song nhiều đại biểu vẫn băn khoăn về chính sách đất đai cho các dự án đầu tư vào đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.
nhieu lo ngai ve chinh sach cho dac khu
Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) phát biểu tại Quốc hộiẢNH: NGỌC THẮNG

Đó là nội dung đáng chú ý khi Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường chiều 22.11 về dự án luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (gọi tắt là đặc khu).

Ủng hộ mô hình trưởng đặc khu

Mô hình chính quyền đặc khu là vấn đề được nhiều đại biểu (ĐB) thảo luận nhất. Trong dự thảo luật, Chính phủ vẫn đưa ra 2 phương án song đa số ĐB đều lựa chọn mô hình trưởng đặc khu chứ không tổ chức UBND và HĐND.

Đầu tư cao tốc bắc - nam từ năm 2019

Sáng 22.11, đa số các ĐBQH đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến bắc - nam phía đông giai đoạn 2017 - 2020. Cụ thể, sẽ lựa chọn các đoạn ưu tiên làm trước 654 km với tổng mức đầu tư khoảng 118.716 tỉ đồng, khởi công năm 2019 và cơ bản hoàn thành vào năm 2021.

Giai đoạn từ năm 2017 - 2020, đầu tư và đưa vào khai thác các đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh), Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên-Huế), Nha Trang (Khánh Hòa) - Dầu Giây (Đồng Nai) và cầu Mỹ Thuận 2 đi qua 13 tỉnh, thành, trong đó có 8 dự án theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT. Mai Hà

ĐB Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cho rằng tính tự chủ, tự quản là linh hồn của dự luật mà mô hình trưởng đặc khu là điểm đột phá nhất. Thậm chí, ông Bình còn đề xuất đặc khu nên thuộc Chính phủ và một số quyền của trưởng đặc khu sẽ được Thủ tướng ủy quyền để phát huy tính chủ động, chịu trách nhiệm.

Cũng ủng hộ phương án trưởng đặc khu, nhưng ĐB Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) đề xuất bổ sung quy định nhiệm kỳ trưởng đặc khu cũng như cơ chế cụ thể trong tuyển chọn người đứng đầu.

Trong khi đó, dù đồng ý với mô hình trưởng đặc khu và vị trí này do Thủ tướng bổ nhiệm dựa trên đề xuất của chủ tịch UBND tỉnh, song ĐB Nguyễn Sơn (Hà Tĩnh) nhấn mạnh cần có cơ chế giám sát quyền lực để tránh tình trạng lạm quyền.

ĐB Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng, không nên quá lo lắng vì mặc dù đặc khu không có HĐND, nhưng trưởng đặc khu vẫn chịu giám sát đoàn ĐBQH, HĐND cấp tỉnh cũng như giám sát trực tiếp của nhân dân, MTTQ.

"Ngoài ra, đó còn là sự giám sát của Thủ tướng, các bộ, chủ tịch UBND tỉnh, tức là luôn có giám sát từ trên xuống, từ dưới lên lẫn ngang cấp", bà Hoa nói.

Kiểm định chất lượng AUN - QA: Có phải phương thức đánh giá toàn diện ĐH?

Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH QGHN trở thành một trong những trường đại học đầu tiên của khu vực ASEAN nhận chứng chỉ chất lượng AUN-QA. Vậy kiểm định chất lượng AUN - QA có tác dụng đánh giá trường đại học Việt Nam như thế nào?

>> Xem chi tiết: http://vietnammoi.vn/kiem-dinh-chat-luong-aun-qa-co-phai-phuong-thuc-danh-gia-toan-dien-dh-62892.html

Trao đổi với báo chí, TS. Nghiêm Xuân Huy – Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐH QGHN cho biết, Bộ tiêu chuẩn chất lượng AUN-QA (Tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á) cấp cơ sở giáo dục (hay còn gọi là cấp trường) được xây dựng trên cơ sở đảm bảo sự tương thích với bộ tiêu chuẩn của Mỹ và Châu Âu, và đã được Bộ trưởng của các nước ASEAN chấp nhận để sử dụng thống nhất trong các trường đại học của các quốc gia thuộc khu vực ASEAN.

Bộ tiêu chuẩn gồm 4 nhóm tiêu chuẩn về các lĩnh vực: đảm bảo chất lượng về chiến lược, đảm bảo chất lượng về hệ thống, đảm bảo chất lượng về chức năng hoạt động, và đảm bảo chất lượng kết quả hoạt động. Bộ tiêu chuẩn này gồm 25 tiêu chuẩn với 111 tiêu chí. Cụ thể như sau:

- Nhóm tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng về mặt chiến lược đánh giá đơn vị theo các khía cạnh: tầm nhìn, sứ mạng đào tạo, văn hóa tổ chức; Quản trị; Lãnh đạo và quản lý; Hoạt động quản trị chiến lược; Các chính sách về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng; quản lý nguồn nhân lực; quản lý tài chính và cơ sở vật chất; các mạng lưới và quan hệ hợp tác quốc tế.

- Nhóm tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng về mặt hệ thống bao gồm các vấn đề: Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong; Hoạt động đánh giá chất lượng bên trong và bên ngoài; Hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng bên trong; Hoạt động nâng cao chất lượng

- Nhóm tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng về mặt thực hiện chức năng, bao gồm 3 mảng chính: Đào tạo (Tuyển sinh và nhập học; Thiết kế và rà soát chương trình dạy học; Giảng dạy và học tập; Đánh giá sinh viên; Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ sinh viên); Nghiên cứu (Quản lý nghiên cứu khoa học; Quản lý sở hữu trí tuệ; Hợp tác và đối tác nghiên cứu khoa học); Phục vụ cộng đồng (Kết nối và phục vụ cộng đồng)

- Nhóm tiêu chuẩn Kết quả hoạt động, bao gồm: Kết quả đào tạo; kết quả nghiên cứu khoa học; kết quả đóng góp phục vụ cộng đồng; Kết quả tài chính và thị trường giáo dục.

Theo AUN-QA, đảm bảo chất lượng cấp cơ sở giáo dục cần được bắt đầu từ việc nắm bắt nhu cầu của các bên liên quan và phản ánh những yêu cầu đó trong hệ thống đảm bảo chất lượng chiến lược của đơn vị. Đảm bảo chất lượng chiến lược tiếp tục được chi tiết hóa trong đảm bảo chất lượng hệ thống hoặc hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong, cũng như trong đảm bảo chất lượng theo chức năng hoạt động (đào tạo, nghiên cứu, dịch vụ và phục vụ cộng đồng) và các lĩnh vực chiến lược khác do đơn vị xác định.

TS Huy cho rằng, nguyên lý này sẽ quyết định chất lượng của trường đại học, đồng thời giúp không ngừng nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan. Các cơ sở giáo dục cần liên tục xây dựng những giải pháp tối ưu để từng bước đạt đến sự xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ.

Báo cáo đánh giá của AUN-QA sẽ dựa trên các thông tin được cung cấp trong bản báo cáo tự đánh giá (SAR) của đơn vị, hệ thống minh chứng, kết quả khảo sát thực địa, và phỏng vấn các bên liên quan (lãnh đạo chủ chốt của đơn vị, cán bộ giảng viên, cán bộ hành chính, sinh viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng). Nguyên tắc đánh giá của AUN-QA là khách quan, công bằng và căn cứ theo minh chứng.

kiem dinh chat luong aun qa co phai phuong thuc danh gia toan dien dh
TS Nghiêm Xuân Huy, Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐH QGHN

Vậy kết quả đánh giá ngoài AUN cấp đơn vị đối với Trường ĐH KH Tự nhiên, ĐHQGHN cụ thể ra sao, thưa ông?

Theo quy định của AUN-QA, để nhận được chứng chỉ kiểm định chất lượng cấp cơ sở giáo dục của AUN-QA, trường ĐH Khoa học tự nhiên cần đạt được ít nhất điểm 4 (theo thang điểm 7), cho tất cả các nhóm tiêu chuẩn, bao gồm: đảm bảo chất lượng về chiến lược, đảm bảo chất lượng về hệ thống, đảm bảo chất lượng về chức năng hoạt động, và đảm bảo chất lượng kết quả hoạt động.

Đây là cách đánh giá rất toàn diện, đòi hỏi cơ sở giáo dục phải có sự tuân thủ các tiếp cận quốc tế trong quản trị đại học, cũng như đáp ứng các chuẩn mực cao về chất lượng của khu vực. Trường ĐHKHTN đã đáp ứng được các tiêu chí này.

Đặc biệt, với truyền thống và ưu thế của một trường đại học nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam, lĩnh vực khoa học công nghệ (quản lý khoa học, kết quả nghiên cứu khoa học) của nhà trường đạt mức điểm 5/7, một mức điểm có thể nói là đã vượt lên trên so với mặt bằng chung của khu vực.

Với kết quả của Trường ĐH KHTN đem lại những kinh nghiệm và gợi ý gì đối với vấn đề quản trị và phát triển trường đại học trong bối cảnh hiện nay?

Điều kiện để được AUN-QA tổ chức đánh giá chất lượng cấp cơ sở giáo dục là các trường đại học cần phải có ít nhất 05 chương trình đào tạo đã được đánh giá và công nhận chất lượng bởi AUN-QA. Như vậy, ngay từ ở cấp độ điều kiện kiểm định, AUN đã đòi hỏi các đơn vị phải có những tiếp cận và triển khai hoạt động đào tạo theo các chuẩn mực chất lượng của khu vực.

Tuy là điều kiện mang tính chất "kiểm đếm", nhưng qua đó cho thấy nếu không có "nội lực" thực sự, không có những giải pháp đảm bảo chất lượng tổng thể, hệ thống thì các đơn vị khó mà đáp ứng được các yêu cầu chất lượng của AUN-QA.

Để tạo lập nền tảng phát triển bền vững theo tiêu chuẩn chất lượng ASEAN, các trường đại học cần nỗ lực củng cố hệ thống đảm bảo chất lượng (bên trong và bên ngoài). Đặc biệt, các trường nên từng bước tích hợp các yêu cầu, quy định về chất lượng của AUN-QA trong công tác quản trị đại học, nghiên cứu, đào tạo, dịch vụ cộng đồng.

Cụ thể, trên cơ sở tiêu chuẩn chất lượng AUN-QA và các tiêu chí tương ứng, các đơn vị có thể nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đo lường chất lượng và tiến hành triển khai rà soát, nhận diện các điều kiện đảm bảo chất lượng của đơn vị theo các tiêu chí và bộ chỉ số này.

Từ kết quả đó, đơn vị sẽ xây dựng và triển khai các giải pháp toàn diện và triệt để ở tất cả các lĩnh vực, các mặt hoạt động nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng, đáp ứng các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng của AUN một cách bền vững.

Ở cấp độ vi mô, các hoạt động, công việc của nhà trường cần được triển khai theo kế hoạch, có kiểm tra đánh giá và cải tiến chất lượng theo chu trình PDCA (P = Plan – lập kế hoạch; D = Do – thực hiện kế hoạch; C = Check – kiểm tra, đánh giá; và A = Action – hành động để điều chỉnh và nâng cao chất lượng).

Đây là cách tiếp cận mà AUN-QA sử dụng trong việc xem xét, đánh giá các hoạt động quản lý, quản trị, đào tạo, nghiên cứu, dịch vụ của trường đại học. Không chỉ đáp ứng yêu cầu của hoạt động kiểm định, quy trình này sẽ giúp các trường đảm bảo chất lượng một cách bền vững và cải tiến chất lượng hiệu quả trước khi tổ chức đánh giá.

Như vậy, để được công nhận chất lượng AUN-QA, đơn vị phải có những nỗ lực đồng bộ và toàn diện. Các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chí có mối liên hệ logic chặt chẽ với nhau.

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

HOTT!!! Tại sao ăn nhanh lại lắm bệnh?????

Thói quen ăn nhanh làm tăng nguy cơ bị tiểu đường và góp phần phát triển các bệnh nghiệm trọng. Vậy làm thế nào để ăn chậm?

tai sao an nhanh se lam benh

Thói quen ăn nhanh làm tăng nguy cơ bị tiểu đường và góp phần phát triển các bệnh nghiệm trọng. Vậy làm thế nào để ăn chậm?

Các nhà khoa học Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu và nhận thấy rằng, ăn nhanh có liên quan trực tiếp đến tiền đái tháo đường hoặc tiểu đường đề kháng insulin. Trong vòng 1 tháng các nhà nghiên cứu đã quan sát 200 tình nguyện viên. Kết quả cho thấy những người ăn nhanh có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gấp đôi. Và sau 10 năm, bệnh tiểu đường phát triển ở 1/2 số người có thói quen ăn uống vội vàng đó.

Chuyên gia dinh dưỡng Julia Chekhonina – Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng, công nghệ sinh học và an toàn thực phẩm Liên Bang Nga giải thích về mối quan hệ giữa thói quen ăn nhanh và tình trạng xấu đi của sức khỏe, cũng như làm thế nào để loại bỏ được nó:

20 phút để no

Trước hết, thói quen ăn nhanh có thể dẫn đến thừa cân và béo phì. Còn tiểu đường tuýp 2 là biến chứng thường gặp nhất của thừa cân và béo phì.

Sự hình thành cảm giác no diễn ra ít nhất là 20 phút kể từ khi bắt đầu ăn. Do vậy nếu chúng ăn trong thời gian 20 phút, chúng ta sẽ cảm thấy ăn đủ và dừng lại kịp thời. Còn khi bạn ăn quá nhanh, dạ dày đã đầy, nhưng bạn chưa cảm giác no. Lượng thức ăn thừa tiếp tục được cung cấp cho dạ dày cho đến khi bạn cảm thấy no và ăn chậm hơn. Lúc này đã là quá muộn. Lượng thức ăn thừa - đó là lượng calo dư thừa, được lưu trữ dưới dạng chất béo dự trữ.

Vì vậy, thường xuyên ăn quá nhiều sẽ dẫn tới thừa cân, bệnh tiểu dường. Liên quan đến chứng béo phì không chỉ là bệnh tiểu đường. Nó có thể khiến cao huyết áp, cholesterol cao.

Làm thế nào để học cách ăn chậm và không ăn quá nhiều?

- Cố gắng không bỏ bữa sáng. Nếu không bạn có thể vớ ngay lấy cái gì ăn khi quá đói, hoặc ăn quá vội vàng và quá nhiều trong bữa trưa, bữa tối.

Nếu bạn không kịp để ăn bữa sáng đầy đủ, hãy ăn một chút cũng được (2-3 thìa cháo, phô mai, trứng ốp). Điều đó tốt hơn là bạn nhịn bữa sáng và đi làm với cái bụng trống rỗng.

- Ăn trưa tốt hơn cả là bắt đầu với các món lỏng, nóng. Nó sẽ giúp tiêu tốn của bạn vài phút ăn. Thêm vào đó, nó có lượng calo thấp, đồng thời lại làm đầy dạ dày.

- Hai giờ trước khi đi ngủ, bạn có thể uống một loại sữa chua hoặc ăn một món súp nóng.

- Đừng xem tivi hoặc sử dụng internet khi ăn, vì như vậy bạn không kiểm soát được lượng thực phẩm đưa vào cơ thể.

- Ăn bằng thìa, dĩa nhỏ. Tốt hơn cả là cho thức ăn vào bát, đĩa nhỏ để hạn chế ăn quá nhiều.

- Đừng quên ăn nhẹ giữa bữa sáng, trưa và tối. Điều này sẽ giúp bạn tránh được cảm giác đói. Nghỉ giữa bữa ăn không được quá 3-4 giờ. Các sản phẩm thích hợp nhất cho một bữa ăn nhẹ là sữa chua, trái cây.

- Tránh thức ăn nhanh, đồ ăn nhẹ, khoai tây chiên, kẹo, hạt, bánh mì và các loại "khô chất béo" khác.

- Dạy cho trẻ con thói quen ăn chậm.

(T.V)