Thứ Hai, 27 tháng 9, 2021

Tử vi hàng ngày hôm nay 28/9 của 12 con giáp: Ngọ tài lộc vượng phát, Hợi tránh chủ quan khi làm việc

Tử vi hôm nay 28/9 của 12 con giáp: Sự xuất hiện của hung tinh có thể khiến vận trình sự nghiệp của người tuổi Ngọ đi xuống. Người tuổi Thìn nên tránh để sự nóng nảy phá hỏng mọi chuyện làm ăn, hợp tác, kinh doanh.

Tử vi hàng ngày hôm nay 28/9 về tiền tài, công việc, tình yêu của 12 con giáp

Tử vi 12 con giáp hôm nay 28/9 dự đoán, người tuổi Mùi tìm được chân ái của cuộc đời mình. Thứ Ba này là ngày đặc biệt may mắn của người tuổi Hợi trên phương diện tiền bạc.

Tuổi Tý 

Tử vi hôm nay của người tuổi Tý dự đoán, vận trình sự nghiệp của bạn trong thứ Ba này diễn ra không quá thuận lợi cho lắm. Khả năng ứng biến linh hoạt của con giáp này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để con giáp này sớm hoàn tất những việc còn đang tồn đọng. Tuy nhiên, hãy để sự nhạy bén trở thành thế mạnh cho bản thân bằng cách rèn luyện mỗi ngày.

Vận trình tình cảm gặp vài trở ngại trong hôm nay. Tình cảm lứa đôi không được bền chặt như xưa chỉ vì Tý chấp nhận tin lời người ngoài cuộc mà bỏ qua nỗ lực giải thích của người ấy. Vận trình tài lộc bất ổn, điều này đòi hỏi bản mệnh phải có kế hoạch quản lý tài chính thông minh nếu không muốn tiền bạc không cánh mà bay.

Tử vi hàng ngày hôm nay 28/9 của 12 con giáp: Ngọ tài lộc vượng phát, Hợi tránh chủ quan khi làm việc - Ảnh 1.

Nguồn: Pinterest

Tuổi Sửu

Vận trình công việc của tuổi Sửu trong ngày hôm nay diễn ra không thực dễ dàng. Con giáp này cần hết sức thận trọng trong mỗi lời nói và hành động của mình nếu không muốn gặp họa tiểu nhân. Thứ Ba này còn có thêm sự xuất hiện của hung tinh nên bạn có thể sẽ gặp vô số rắc rối trong thời gian này.

Vận trình tình cảm cần sự ôn hòa. Mối quan hệ tình cảm của Sửu có nguy cơ rơi vào thế bế tắc nếu như các cặp đôi cứ luôn đề cao “cái tôi” của mình. Bởi vì chỉ có nhường nhịn và bao dung thì tình cảm của con giáp này mới được cải thiện.

Tuổi Dần

Vận trình công việc của tuổi Dần trong ngày hôm nay diễn ra tương đối khó khăn. Con giáp này làm việc gì thì liền hỏng việc đó vì tâm trạng không được tốt. Hơn nữa, các mối quan hệ xã giao cũng đang tồn tại nhiều mâu thuẫn vô tình hạn chế khả năng phát triển ở Dần. May mắn là vận trình tài lộc của con giáp này vẫn bình ổn nhờ bạn luôn giữ được cho mình sự sáng suốt cần thiết khi chi tiêu, đầu tư và kinh doanh.

Vận trình tình cảm hài hoà thắm thiết. Cuộc sống vợ chồng khó tránh khỏi giận hờn vu vơ nhưng mọi thứ sẽ nhanh chóng qua đi trong ngày. Người độc thân cần cởi mở và hoà đồng hơn mới mong tìm được một nửa yêu thương.

Tuổi Mão

Vận trình công việc của tuổi Mão trong ngày hôm nay diễn ra vô cùng suôn sẻ. Sự xuất hiện của quý nhân nâng đỡ con giáp này khá nhiều trên đường công danh sự nghiệp. Thế nhưng bản mệnh nên có kế hoạch sắp xếp công việc hợp lý để đem lại hiệu quả tối đa nhất. Tuy nhiên, trong ngày này Mão cũng cần chú ý tránh chi tiêu phung phí, đề phòng rơi vào cảnh vay mượn.

Vận trình tình cảm dễ bị tổn thương. Con giáp này bề ngoài mạnh mẽ bao nhiêu thì trong lòng lại yếu đuối và nhạy cảm bấy nhiêu. Bạn luôn cần một người ở bên cạnh để sẻ chia, tâm sự và vượt qua những lúc yếu đuối.

Tuổi Thìn

Hôm nay, vận trình sự nghiệp của người tuổi Thìn diễn ra có chút trở ngại. Con giáp này thể hiện được năng lực của mình nhưng lại bị cản trở bởi sự hiếu thắng. Khả năng sáng tạo bất tận đem lại cho những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật nhiều vận may, cơ hội. Con giáp này nên tránh để sự nóng nảy phá hỏng mọi chuyện.

Vận trình tình cảm của bạn cũng đang sa sút thấy rõ. Tử vi cho thấy sẽ có hiểu lầm và xung đột gay gắt giữa các thành viên trong gia đình. Người độc thân có vận trình may mắn hơn, dễ dàng rung động trước sự dịu dàng của một người mới quen.

Tuổi Tỵ

Người tuổi Tỵ trong ngày hôm nay sẽ có một vận trình sự nghiệp khá hanh thông. Quý nhân trợ mệnh giúp đường công danh sự nghiệp của bạn có được bước phát triển vượt bậc. Những người làm công ăn lương còn được trao cho cơ hội để thử sức mình trong những lĩnh vực mới. Tuy nhiên, vận tài lộc lại khá sa sút. Con giáp này nên cần thận trọng hơn trong việc chi tiêu, đề phòng thất thoát không đáng có.

Đường tình duyên của Tỵ lại tương đối êm ấm và tươi đẹp. Người độc thân bắt đầu với hành trình tìm kiếm một nửa yêu thương. Tình cảm gia đình có cơ hội hàn gắn những vết nứt trước đó với sự nỗ lực của cả hai người.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnammoi.vn/tu-vi-hang-ngay-hom-nay-28-9-cua-12-con-giap-ngo-tai-loc-vuong-phat-hoi-tranh-chu-quan-khi-lam-viec-20210928031839404.htm

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

Nhiều giải pháp để "huy đ��ng” nguồn lực trong dân

Có rất nhiều kênh, nhiều giải pháp để "huy động" nguồn lực trong dân, trong đó ngân hàng chỉ là một. Vấn đề là chọn giải pháp nào cho hiệu quả và có lợi nhất đối với nền kinh tế.

Vấn đề huy động nguồn lực trong dân lại một lần nữa nóng lên khi mà tại Diễn đàn chuyên đề Thị trường vốn - tài chính diễn ra hôm 21/8, ông Alatabani - chuyên gia trưởng thị trường Tài chính Việt Nam của Ngân hàng Thế giới cho biết, nền kinh tế Việt Nam có tỷ lệ tích lũy trong dân cao, tới khoảng 60 tỷ USD nằm trong dân mà chưa được huy động hết, đây là tiềm năng lớn.

Kiến nghị đó là hoàn toàn xác đáng, tuy nhiên dường như cụm từ "huy động" chưa được hiểu thấu đáo nên khi nhắc tới vấn đề này, mọi con mắt lại đổ dồn về phía ngân hàng như thể "huy động" là chức năng riêng có, là trách nhiệm của ngân hàng vậy.

60 ty usd trong dan hieu cho dung ve huy dong

Ảnh minh họa

Theo định nghĩa chung nhất thì huy động là việc điều động một số đông, một số lớn nhân lực, vật lực để phục vụ cho một công việc nào đó. Chiểu theo định nghĩa trên có thể thấy, miễn là nguồn lực trong dân không nằm chết nơi đầu giường xó tủ mà được đầu tư vào sản xuất kinh doanh, dù dưới bất kỳ hình thức nào, thì nguồn lực đó đã được "huy động" chứ không không phải chỉ có mỗi phương thức gửi vào ngân hàng.

Lấy ví dụ về thị trường vàng. Mặc dù hoạt động huy động vàng của các TCTD đã bị chấm dứt kể từ ngày 26/11/2012, thế nhưng nguồn lực vàng trong dân vẫn được "huy động" một cách khá hiệu quả để phục vụ cho nền kinh tế. Nếu như thời gian trước việc nắm giữ vàng được hưởng lãi suất, vừa được lợi nếu giá vàng tăng; còn nếu chẳng may giá vàng giảm, thì phần lãi suất từ ngân hàng đã bù đắp phần nào những thiệt hại.

Bởi vậy người dân đua nhau tích trữ vàng, đổ xô mua bán mỗi khi giá vàng biến động, gây bất ổn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, việc không cho phép các TCTD được huy động vàng đã giảm thiểu lợi ích nắm giữ vàng của người dân, thậm chí họ còn phải trả phí nếu muốn ngân hàng giữ hộ.

Trong khi, mấy năm qua kinh tế tăng trưởng ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp càng khiến người dân không còn mặn mà với vàng như trước. Hệ quả là một lượng vàng đáng kể trong dân đã được chuyển hóa thành tiền để đầu tư vào sản xuất kinh doanh một cách trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua hệ thống ngân hàng.

Điều đó có nghĩa nguồn lực vàng trong dân đã được "huy động" bằng một phương pháp có lợi hơn nhiều đối với nền kinh tế đó là thị trường vàng đã không còn sốt nóng lạnh, gây bất ổn cho nền kinh tế như trước đây nữa.

Hay như thị trường ngoại tệ cũng vậy. Nếu như những năm trước đây, việc nắm giữ ngoại tệ cũng được hưởng lợi kép như vàng, thì nay điều đó cũng không còn nữa khi mà lãi suất tiền gửi ngoại tệ đã được giảm về 0%. Cộng thêm cơ chế điều hành tỷ giá mới, trong đó tỷ giá trung tâm được công bố hàng ngày có tăng có giảm, đã giảm thiểu được hành vi đầu cơ găm giữ ngoại tệ của người dân và doanh nghiệp. Nhờ đó, NHNN đã mua vào được một lượng rất lớn ngoại tệ trong mấy năm qua để tăng dự trữ ngoại hối quốc gia lên mức cao kỷ lục, gần 64 tỷ USD.

Một minh chứng khác là thị trường chứng khoán, đi đôi với việc số lượng nhà đầu tư cá nhân tăng mạnh trong những năm gần đây là một nguồn lực không nhỏ trong dân đã được doanh nghiệp huy động thông qua thị trường này.

Nói như vậy để thấy, có rất nhiều kênh, nhiều giải pháp để "huy động" nguồn lực trong dân, trong đó ngân hàng chỉ là một. Vấn đề là chọn giải pháp nào cho hiệu quả và có lợi nhất đối với nền kinh tế. Tuy nhiên không chỉ Việt Nam mà tại bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng vậy, người dân thường có xu hướng mua vào các tài sản an toàn như vàng để phòng tránh rủi ro mỗi khi thị trường biến động hoặc lạm phát tăng cao. Hay nói cách khác, muốn nguồn lực trong dân không nằm chết trong tủ, vấn đề quan trọng nhất vẫn là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh.

Quay lại với hệ thống ngân hàng, là một trung gian tài chính đi vay để cho vay nên vấn đề huy động vốn luôn là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động ngân hàng. Cứ nhìn vào bảng cân đối tài sản của các ngân hàng có thể thấy rõ điều này. Theo số liệu thống kê của NHNN Việt Nam, tính đến thời điểm cuối tháng 5/2018, tổng tài sản của toàn hệ thống TCTD là gần 10,33 triệu tỷ đồng, trong đó nguồn vốn tự có của các TCTD chỉ là 749,55 nghìn tỷ đồng, tức chỉ chiếm chưa tới 10% trong tổng tài sản. Vậy phần còn lại ở đâu ra nếu không phải là vốn huy động từ người dân và các tổ chức kinh tế. Nguồn lực đó lại được chuyển qua đầu tư cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

Phân khúc nào sẽ dẫn dắt thị trường

Thị trường bất động sản bước vào giai đoạn chuyển sang năm mới. Phân khúc nào sẽ dẫn dắt thị trường, đâu là xu hướng đầu tư đáng được quan tâm?
nhung du bao an tuong nhat ve thi truong bat dong san 2018
Ông Nguyễn Trần Nam

Có thể gói gọn thị trường bất động sản năm 2018 trong hai chữ: Kiểm soát và bền vững. Đặc biệt, xu thế thị trường sẽ chuyển sang phân khúc nhà ở giá rẻ và du lịch nghỉ dưỡng.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA)

Thị trường bất động sản vẫn còn nằm trong chu kỳ phục hồi và tăng trưởng, nhưng sẽ tiếp tục tình trạng chững. Dự báo, từ nay đến 2020 sẽ có sự điều chỉnh lớn để giải quyết tình trạng lệch pha nguồn cung - cầu, giúp cho thị trường đi theo hướng phát triển lành mạnh, bền vững hơn. Đồng thời, sẽ có sự chuyển hướng mạnh sang phân khúc bất động sản tầm trung, có giá vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu thật của đa số người có thu nhập trung bình và người có thu nhập thấp đô thị.

Quy mô thị trường bất động sản TP.HCM hiện nay đã vượt ra khỏi ranh giới hành chính của thành phố và đã có tính lan tỏa trong "Vùng thành phố Hồ Chí Minh", nhất là tại các huyện thuộc các tỉnh giáp ranh TP.HCM.

nhung du bao an tuong nhat ve thi truong bat dong san 2018
Ông Lê Hoàng Châu

Các doanh nghiệp sẽ có xu hướng hợp tác với nhau. So với trước đây, hoạt động mua bán, chuyển nhượng dự án, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) sẽ phát triển mạnh hơn, một phần nhờ vào việc triển khai Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu có hiệu quả.

TS. Vũ Đình Ánh

nhung du bao an tuong nhat ve thi truong bat dong san 2018
TS. Vũ Đình Ánh

Với việc mở cửa hội nhập thì dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ đổ về Việt Nam, không chỉ gói gọn ở các tỉnh thành như trước đây mà có nhiều khả năng sẽ mở rộng hơn. Mặt khác, năng lực của các doanh nghiệp đầu tư bất động sản cũng sẽ được cải thiện nhiều trong năm 2018 khi mà họ tận dụng các kết quả kinh doanh trước đó. Việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty, trong đó có một phần không nhỏ dành cho bất động sản. Đây là môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư phát triển trong năm 2018.

Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Bộ phận Đầu tư Savills

Ông Sử Ngọc Khương

Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô còn tiếp tục tăng trưởng, thị trường bất động sản phát triển bền vững, xu hướng M&A sẽ còn tiếp tục đóng vai trò là một trong các kênh đầu tư quan trọng của các doang nghiệp kinh doanh bất động sản. Điều này không chỉ đúng với các nhà đầu tư nước ngoài mà còn cả các nhà đầu tư trong nước. Các doanh nghiệp nội vẫn đã và đang đóng góp rất nhiều vào các hoạt động M&A bất động sản trong nước, điều này sẽ còn tiếp diễn trong tương lai.

Ông Phạm Thanh Hưng - Phó Chủ tịch HĐQT CEN Group

Ông Phạm Thanh Hưng

2 đến 3 năm tới, thị trường bất động sản sẽ toàn cầu hóa thực sự, người Việt Nam sẽ dễ dàng đi mua nhà ở nước ngoài và ngược lại, người nước ngoài cũng sẽ mua nhà nhiều hơn tại nước ta. Việc xuất khẩu bất động sản sẽ diễn ra ngay tại chỗ, doanh nghiệp sẽ thu được ngoại tệ từ chính các khách hàng cá nhân nước ngoài chứ không phải qua hình thức đầu tư FDI nữa.

Bà Đỗ Thu Hằng - Trưởng bộ phận nghiên cứu Savills Hà Nội

nhung du bao an tuong nhat ve thi truong bat dong san 2018
Bà Đỗ Thu Hằng

Khi Hà Nội hoàn thành việc di dời các sở ban ngành về khu liên cơ đường Võ Chí Công, khu vực Tây Hồ, sẽ giúp cho thị trường bất động sản khu vực Tây Hồ có cơ hội phát triển ở nhiều phân khúc, trong đó nhà ở sẽ phát triển hơn, thị trường văn phòng cũng có sự chuyển hướng nhất định.

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Trong khoảng thời gian thực hiện nâng cấp hệ thống, dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking, ATM/POS,…và một số giao dịch trực tuyến của Eximbank có thể bị hạn chế từ 5h – 7h ngày 1/9/2018 và 15h – 20h ngày 2/9/2018.
eximbank thong bao tam dung giao dich de thay the he thong core banking
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Ảnh: Eximbank)

Theo cho biết từ Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank - Mã CK: EIB), ngân hàng vừa mới hoàn tất dự án "hiện đại hóa ngân hàng" và sẽ chính thức thay thế hệ thống Core banking đang sử dụng hiện nay.

Cụ thể, hệ thống Core banking cũ sẽ được thay thế bởi giải pháp phần mềm Finacle trong khoảng thời gian từ ngày 1/9 đến 3/9/2018.

Trong khoảng thời gian thực hiện nâng cấp hệ thống, dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking, ATM/POS,…và một số giao dịch trực tuyến có thể bị hạn chế từ 5h – 7h ngày 1/9/2018 và 15h – 20h ngày 2/9/2018. Thời gian gián đoạn dự kiến có thể ngắn hoặc dài hơn tùy theo tình hình thực tế.

Giải pháp phần mềm Core Banking được xem là hạt nhân và trung tâm của hệ thống thông tin trong một hệ thống ngân hàng và nhiều hệ thống tài chính khác. Phần mềm Core Banking mới có thể đáp ứng được những điểm mà bất cứ ngân hàng nào cũng mong hướng đến như: phát triển nhiều hơn những sản phẩm, dịch vụ, phục vụ khách hàng nhanh chóng, chính xác, thông suốt, tích hợp kênh giao dịch điện tử, tránh xảy ra những trục trặc trong giao dịch và quản lý rủi ro dịch vụ chặt chẽ, hiệu quả hơn.

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

Biên lợi nhuận gộp của Thép Nam Kim giảm xuống chỉ còn 7,2%

Biên lợi nhuận gộp của Thép Nam Kim giảm xuống chỉ còn 7,2% trong quý 2/2018, khiến cho biên lợi nhuận 6 tháng đầu năm đạt 7,7% khi mà cùng kỳ là 11,7%.
CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC - Mã: VCI) vừa ban bố Con số Phân tích về CTCP Thép Nam Kim (Mã: NKG).
Kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2018, Thép Nam Kim Thống kê doanh thu nâng cao 44% so với cùng kỳ năm ngoái lên 7.900 tỷ đồng nhờ tăng trưởng sản lượng ổn định. Ngoài ra, biên lợi nhuận gộp tiếp diễn giảm làm lợi nhuận sau thuế giảm 34% xuống còn 230 tỷ đồng.
Về hoạt động sản xuất của tổ chức, sản lượng tôn mạ và ống thép bán ra của Thép Nam Kim trong 6 tháng đầu năm đạt tuần tự 302.060 tấn và 79.220 tấn, nâng cao 25% và 49% so có cùng kỳ năm ngoái. Lớn mạnh sản lượng tôn mạ đã bắt đầu giảm tốc sở hữu tỷ lệ phát triển 9% trong quý 2/2018, khi mà ngừng thi côngĐây quý 1/2018 nâng cao 49% so sở hữu cộng kỳ năm 2017 chủ yếu do việc mở mang công suất của những nhà máy Nam Kim 3 và 4 đã hoàn thành trong khoảng quý 2 năm 2017 tới đầu năm nay.
Theo VCSC, khó khăn càng ngày càng gay gắt giữa những doanh nghiệp phân phối tôn mạ trong nước là nhân tố chủ chốt khiến tăng trương sản lượng bán hàng nội địa của Thép Nam Kim chậm lại. Tỷ lệ lớn mạnh sản lượng tôn mạ của Thép Nam Kim là 8% trong 6 tháng 2018 phải chăng hơn so với vững mạnh sản lượng nội địa của ngành nghề là 18%.
Trong hai quý đầu năm 2018, biên lợi nhuận gộp diễn biến bất lợi vì giá thép cán hot bình phục và giá thành khấu hao nâng cao do mở rộng công suất. Biên lợi nhuận gộp giảm xuống chỉ còn 7,2% trong quý 2/2018, làm biên lợi nhuận 6 tháng đầu năm đạt 7,7%, giảm 4% so sở hữu cộng kỳ năm ngoái.
Năm 2018, Thép Nam Kim đặt tiêu chí lãi sau thuế 750 tỷ đồng, tương tự kết thúc 6 tháng đầu năm doanh nghiệp mới thực hiện được 31% kế hoạch đặt ra. Không những thế, với chỉ tiêu 17.000 tỷ đồng doanh thu cho năm 2018, doanh nghiệp đã thực hành hơn 46% kế hoạch.
bien loi nhuan gop giam tiep tuc anh huong den tang truong cua thep nam kim
Giá cổ phiếu NKG giảm gần 48% trong 6 tháng vừa qua, kết phiên 22/8 ở 13.250 đồng/cp. Nguồn: VNDIRECT

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

Giá nhà đất Đà Nẵng rất ���m đạm và rất ít công ty trụ l���i

Tại một số nơi, giá đất tăng gấp 2-3 lần mức giá cũ, có trường hợp chỉ sau một đêm chủ đất tăng tới 100-200 triệu đồng!
Năm 2012, giá nhà đất Đà Nẵng rất ảm đạm và rất ít công ty, nhà môi giới còn trụ lại. Gần cuối năm 2014, một lô đất tại Khu sinh thái Hòa Xuân hay dự án Khu đô thị Phước Lý chỉ nằm ở mức 400 triệu đồng/nền.
bong bong nha dat da nang sap vo tung
Thị trường BĐS Đà Nẵng bùng nổ thời gian qua đang lao dốc vì bị thổi giá.
Choáng váng
Nhưng đến cuối năm 2016 và đầu năm 2017 (thời điểm trước và sau Tết âm lịch), đất tại Đà Nẵng như "động kinh" tăng chóng mặt, nhất là đất ven biển. Giá trị tăng gấp 2-3 lần mức giá cũ, có trường hợp chỉ một đêm chủ đất tăng tới 100-200 triệu đồng!
Khu vực biển từ Tân Trà tới Đông Hải và các khu dân cư tại quận Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà giá chỉ 400-500 triệu đồng/nền bỗng nhiên tăng lên vài tỉ đồng khiến người mua choáng váng.
Anh H. Cường, kinh doanh BĐS tại khu vực phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, cho hay thời điểm đầu năm 2016, đất nền Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân chỉ có giá 600 triệu/lô, đến khoảng giữa năm tăng lên 800 triệu và đến tháng 1-2017 giá bán được "hét" tới trên 1,2 tỉ đồng.
Anh Cường cho biết đến cuối 2016 mới có hiện tượng chỉ cần bỏ vài trăm triệu mua sang tay đã lời 50-100 triệu đồng, thậm chí 200-300 triệu vào những ngày sốt đỉnh. Giai đoạn này mua bán rất nhanh nhưng chủ yếu cũng là các nhà đầu tư với nhau. Chính các nhà đầu tư tự làm giá với nhau nên "con cừu" nào sập bẩy là bị "lột da" ngay.
Thực tế, giá đất đã bị các nhà đầu tư lớn ở Đà Nẵng và đặc biệt là đến từ Hà Nội vào làm giá, lướt sóng kiếm lời rồi "chuồn" khỏi Đà Nẵng. Hậu quả, nhiều người mua đất dính bẫy không kịp cắt lỗ.
Thời điểm giá đất Đà Nẵng lên cơn sốt thì các nhà đầu tư thứ cấp không chỉ ở Đà Nẵng mà cả ở Hà Nội và TP.HCM đều lao vào. Người mua đất từ miền Bắc lùng sục hỏi mua đất từ đường lớn đến hang cùng ngõ hẻm. Các dự án đang được quy hoạch được ráo riết săn lùng.
Thậm chí, các chủ đầu tư chưa đầy đủ các giấy tờ pháp lý cũng nhanh tay huy động vốn bán giữ chỗ khi cơn sốt đang ở đỉnh điểm.
"Bong bóng" đang xẹp
Tuy nhiên, hiện nay thị trường BĐS Đà Nẵng đang trên đà lao dốc và nhiều người lỗ nặng. Đơn cử, ngay sau khi TP Đà Nẵng thông tin về việc xây dựng hầm chui qua sông Hàn, thị trường BĐS tại Sơn Trà đặc biệt ở khu vực phường Nại Hiên Đông, Thọ Quang, Mân Thái, An Hải Bắc… tăng như "lên đồng". Trị giá các lô đất tăng 200%-300% so với thực tế.
Nhưng khi thông tin hầm chui bị tạm dừng thì giá đất khu vực trên rớt không phanh. Nhiều nhà đầu tư, người dân hám lợi không kịp cắt lỗ. Nhiều người phải bán tháo, giá giảm từ 500-700 triệu đồng/nền vẫn không có người mua.
Anh Tuấn Anh, một nhà đầu tư Hà Nội, cho hay vào thời điểm giá đất Đà Nẵng đang lên anh mua bốn nền tại khu vực phường Mỹ An với giá từ 4,5-5 tỉ đồng/nền. Hiện tại phải chấp nhận bán với giá lỗ 3,5 tỉ đồng.
Tại Khu đô thị Tây Bắc Đà Nẵng, giai đoạn đầu được bán ra với mức tầm 500-600 triệu đồng/nền. Cách đây vài tháng giá đẩy lên từ 1,5 tỉ-trên 3 tỉ đồng/nền nhưng hiện tại giá cũng đang từ từ lao xuống.
Với một thị trường BĐS bị thổi giá đã có không ít người may mắn "hốt bạc". Nhưng hiện tại quả bóng BĐS Đà Nẵng đã "xẹp" thì nhiều người đang lâm vào cảnh nợ đầm đìa.
Theo ghi nhận của PV vào ngày 8/5, các điểm môi giới, sàn giao dịch, ký gửi BĐS… tại các dự án từng gây sốt hầu như không có người đến hỏi mua. Tình trạng này đã bắt đầu từ khoảng hai tháng trước. Tại các điểm giao dịch, người gác kiốt buồn thiu chống cằm xem điện thoại.
Bà Th. Hương, trú quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng, người đã có thâm niên khoảng 10 năm trong nghề BĐS tại Đà Nẵng, cho biết: "Thời điểm từ gần cuối 2016 đến sau Tết âm lịch gần như bỏ hết công việc, sang cả nhà hàng hải sản để dành thời gian lướt đất kiếm lời. Nhưng giờ thì thị trường nay đứng cứng ngắc rồi".
Trao đổi với Pháp Luật TP HCM, một chuyên gia BĐS cho hay dù BĐS ở Đà Nẵng đang được thổi nóng bằng các sự kiện lớn do TP tổ chức và APEC 2017 nhưng thực tế vẫn chưa kích thích được thị trường.
"Tôi dự đoán BĐS Đà Nẵng sẽ tiếp tục xuống. Với tình hình hiện nay, nếu ngân hàng tăng lãi suất và Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh chính sách cho vay thì thị trường càng thảm hại. Bởi thị trường BĐS ở Đà Nẵng không thật sự minh bạch, bị làm giá bởi một số ông lớn", vị này nhận định.
Ông Phan Trường Hân, Giám đốc Trung tâm Bất động sản Kim Địa, TP Đà Nẵng, nói: "Thị trường BĐS Đà Nẵng nóng lên từ ba năm nay. Tuy nhiên, sự bùng nổ về giá thời gian gần đây là không đúng về quy luật cung cầu nên các cá nhân và các nhà đầu tư cần cẩn trọng".
Không biết cầm cự được bao lâu Anh H. Cường (kinh doanh BĐS tại Hòa Xuân) tiết lộ: "Đất nền ở Đà Nẵng hiện giờ 10 năm sau còn chưa sử dụng hết. Hiện giờ, nhiều nơi hô giá 1,2 tỉ đồng/nền nhưng trả 1 tỉ đồng họ cũng bán. Lãi suất ngân hàng vẫn đang thấp, nhà đầu tư có thể cầm cự được trong khoảng hai năm nhưng nếu có sự điều chỉnh tăng thì khó mà cầm cự. Vẫn chưa biết được thị trường sắp tới như thế nào".
Cảnh báo người mua Trước việc các chủ đầu tư và nhà đầu tư lướt sóng đang "múa" nên buộc UBND TP Đà Nẵng đã phải ra văn bản cảnh báo cho người dân về các chiêu trò này. Ngày 23-3 vừa qua, Phó Chủ tịch TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn đã phải ký văn bản cảnh báo, thị trường bất động sản trên địa bàn TP diễn ra khá sôi động. Lợi dụng thời cơ này, hiện tại có một số tổ chức, cá nhân (gọi tắt là nhà đầu tư) huy động nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân dưới nhiều hình thức khác nhau trong khi các dự án chưa hoàn chỉnh các thủ tục liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất. Đặc biệt hơn, một số dự án chưa được TP thống nhất về mặt chủ trương, chưa có phương án quy hoạch cụ thể nhưng vẫn rao bán. Theo đó, hiện nay trên địa bàn TP Đà Nẵng mới chỉ có 18 dự án đủ các điều kiện pháp lý.

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

Giá thanh cốt thép đạt mức cao nhất gần 7 năm

Giá thanh cốt thép đạt mức cao nhất gần 7 năm. Giá thép cuộn cán nóng đạt mức cao kỷ lục. Sản lượng thép ngày tại các nhà máy thép lớn giai đoạn 1-10/8/2018 tăng. Dự trữ thép tại các nhà máy thép tăng cao.
Giá thanh cốt thép tại Thượng Hải ngày 21/8/2018 tăng phiên thứ 3 liên tiếp, được hậu thuẫn bởi lo ngại về nguồn cung thắt chặt trong bối cảnh thị trường tăng cường hạn chế sản xuất trên toàn quốc.
Giá thanh cốt thép kỳ hạn giao sau trên sàn Thượng Hải tăng 0,9% lên 4.382 CNY (637,47 USD)/tấn. Trong phiên trước đó đạt 4.413 CNY/tấn, mức cao đỉnh điểm 7 năm.
Kể từ ngày 17/8/2018, thị trường tăng cường các biện pháp chống ô nhiễm môi trường tại thành phố sản xuất hàng đầu – Đường Sơn – Hà Bắc và tỉnh sản xuất thép lớn thứ 2 – Giang Tô – đẩy giá thanh cốt thép tăng gần 5%.
Tuy nhiên, các nhà máy thép và Hiệp hội công nghiệp tại khu vực này cho biết, họ không nhận được bất kỳ thông báo nào về hạn chế sản xuất từ chính quyền.
"Thông tin thị trường về hạn chế sản xuất và dự kiến nhu cầu sẽ phục hồi trong mùa thu đẩy thị trường thép tăng mạnh", các nhà phân tích thuộc Orient Futures cho biết. "Nhiều khu vực đã thực thi các yêu cầu hạn chế sản xuất và các chính sách khác có thể không tác động nhiều đến thị trường, nhưng trong ngắn hạn các nhà đầu tư có thể ít quan tâm".
Giá thép cuộn cán nóng trên sàn Thượng Hải đạt mức cao kỷ lục 4.369 CNY/tấn trong đầu phiên giao dịch ngày thứ ba (21/8/2018).
Sản lượng thép thô ngày tại các công ty thép lớn giai đoạn 1-10/8/2018 tăng 1,6% lên 1,94 triệu tấn so với giai đoạn 21-31/7/2018, do lợi nhuận của các nhà máy thép trên toàn quốc đạt gần mức cao kỷ lục, Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA) cho biết.
Dự trữ thép tại các nhà máy thép trong cùng giai đoạn cũng tăng 4,4% lên 11,94 triệu tấn, CISA cho biết.
Nguyên liệu sản xuất thép giảm sau 2 ngày tăng liên tiếp, bị hạn chế bởi dự kiến nhu cầu suy giảm do cắt giảm sản xuất tại các nhà máy thép.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2019 trên sàn Đại Liên giảm 1,5% xuống 497 CNY/tấn. Than cốc kỳ hạn giao sau trên sàn Đại Liên giảm 3% xuống 2.585 CNY/tấn, mặc dù giá than cốc giao ngay tăng 100 CNY/tấn do kiểm soát môi trường tại các trung tâm sản xuất than cốc lớn của tỉnh Sơn Tây. Giá than luyện cốc giảm 0,3% xuống 1.307,5 CNY/tấn.

​​