Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Nhiều lo ngại về chính sách cho đặc khu

Ủng hộ cần có cơ chế đặc biệt cho đặc khu, song nhiều đại biểu vẫn băn khoăn về chính sách đất đai cho các dự án đầu tư vào đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.
nhieu lo ngai ve chinh sach cho dac khu
Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) phát biểu tại Quốc hộiẢNH: NGỌC THẮNG

Đó là nội dung đáng chú ý khi Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường chiều 22.11 về dự án luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (gọi tắt là đặc khu).

Ủng hộ mô hình trưởng đặc khu

Mô hình chính quyền đặc khu là vấn đề được nhiều đại biểu (ĐB) thảo luận nhất. Trong dự thảo luật, Chính phủ vẫn đưa ra 2 phương án song đa số ĐB đều lựa chọn mô hình trưởng đặc khu chứ không tổ chức UBND và HĐND.

Đầu tư cao tốc bắc - nam từ năm 2019

Sáng 22.11, đa số các ĐBQH đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến bắc - nam phía đông giai đoạn 2017 - 2020. Cụ thể, sẽ lựa chọn các đoạn ưu tiên làm trước 654 km với tổng mức đầu tư khoảng 118.716 tỉ đồng, khởi công năm 2019 và cơ bản hoàn thành vào năm 2021.

Giai đoạn từ năm 2017 - 2020, đầu tư và đưa vào khai thác các đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh), Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên-Huế), Nha Trang (Khánh Hòa) - Dầu Giây (Đồng Nai) và cầu Mỹ Thuận 2 đi qua 13 tỉnh, thành, trong đó có 8 dự án theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT. Mai Hà

ĐB Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cho rằng tính tự chủ, tự quản là linh hồn của dự luật mà mô hình trưởng đặc khu là điểm đột phá nhất. Thậm chí, ông Bình còn đề xuất đặc khu nên thuộc Chính phủ và một số quyền của trưởng đặc khu sẽ được Thủ tướng ủy quyền để phát huy tính chủ động, chịu trách nhiệm.

Cũng ủng hộ phương án trưởng đặc khu, nhưng ĐB Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) đề xuất bổ sung quy định nhiệm kỳ trưởng đặc khu cũng như cơ chế cụ thể trong tuyển chọn người đứng đầu.

Trong khi đó, dù đồng ý với mô hình trưởng đặc khu và vị trí này do Thủ tướng bổ nhiệm dựa trên đề xuất của chủ tịch UBND tỉnh, song ĐB Nguyễn Sơn (Hà Tĩnh) nhấn mạnh cần có cơ chế giám sát quyền lực để tránh tình trạng lạm quyền.

ĐB Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng, không nên quá lo lắng vì mặc dù đặc khu không có HĐND, nhưng trưởng đặc khu vẫn chịu giám sát đoàn ĐBQH, HĐND cấp tỉnh cũng như giám sát trực tiếp của nhân dân, MTTQ.

"Ngoài ra, đó còn là sự giám sát của Thủ tướng, các bộ, chủ tịch UBND tỉnh, tức là luôn có giám sát từ trên xuống, từ dưới lên lẫn ngang cấp", bà Hoa nói.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét