Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

Trần Quí Thanh với thông tin xoay quanh Tân hiệp Phát

Trần Quí Thanh với thông tin xoay quanh Tân hiệp Phát


Được thành lập từ năm 1994, với tiền thân là nhà máy bia Bến Thành, Tập đoàn Tân Hiệp Phát đang sở hữu hơn 40 loại sản phẩm như nước tăng lực Number 1, trà xanh Không Độ, trà thảo mộc Dr Thanh, nước ép trái cây Juicie, sữa đậu nành Soya, nước uống Number 1…


Lâu nay, thành công của Tân Hiệp Phát luôn gắn liền với hình ảnh của ông Trần Quí Thanh. Đây là một trong số những doanh nghiệp hiếm hoi dùng hình ảnh của mình là thương hiệu sản phẩm.


Tuy nhiên, hiện ông Thanh không hề sở hữu cũng như nắm giữ các chức vụ Chủ tịch hay Giám đốc của Tân Hiệp Phát.


Cổ đông lớn nhất của Tân Hiệp Phát là bà Phạm Thị Nụ, vợ ông Thanh, sở hữu 54,4% vốn điều lệ. Phần còn lại thuộc về hai con gái Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích.
Ông Trần Quí Thanh cùng con gái Trần Uyên Phương kiểm tra hoạt động sản xuất tại nhà máy trong những ngày cuối năm


Bên cạnh nhà máy sản xuất chính tại Bình Dương, các sản phẩm đồ uống của Tân Hiệp Phát còn được sản xuất tại các công ty thành viên như Number 1 Hà Nam, Number 1 Chu Lai, Number 1 Hậu Giang. Các công ty này đều do gia đình ông Trần Quí Thanh trực tiếp sở hữu thay vì do Tân Hiệp Phát góp vốn.


Trong khi không sở hữu phần vốn tại Tân Hiệp Phát thì ông Thanh lại sở hữu 60% vốn của Number 1 Hà Nam. Ông Thanh cũng từng sở hữu 60% vốn của Number 1 Chu Lai nhưng đến đầu năm 2015 đã chuyển nhượng phần lớn vốn sang cho 2 con gái của mình nắm giữ, giảm sở hữu xuống còn 5% vốn điều lệ.


Hiện bà Trần Uyên Phương là giám đốc của Number 1 Chu Lai còn bà Trần Ngọc Bích là giám đốc của Number 1 Hà Nam.


Bên ngoài hệ thống Tân Hiệp Phát, ông Trần Quí Thanh còn tham gia vào Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn (Saigonres), một công ty nhỏ trong lĩnh vực bất động sản có Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) là cổ đông lớn nhất. Ông Trần Quí Thanh sở hữu 1,2% cổ phần của Saigonres.


Con trai út của ông Trần Quí Thanh, ông Trần Quốc Dũng hiện không tham gia vào hoạt động kinh doanh của gia đình mà lập công ty riêng mang tên Trần Toàn Phát, kinh doanh tinh chất làm đẹp collagen.
Năm 2016, Tân Hiệp Phát cho biết tập đoàn đạt doanh thu lên tới 500 triệu USD


Trong năm 2014, Tân Hiệp Phát đạt khoảng 7.000 tỷ đồng doanh thu, lãi trước thuế 930 tỷ và lãi sau thuế 730 tỷ đồng. Với những con số này, Tân Hiệp Phát là một trong những doanh nghiệp tư nhân có doanh thu cũng như lợi nhuận lớn nhất Việt Nam.


Kết quả trên của Tân Hiệp Phát thực sự ấn tượng khi ngang ngửa với Pepsi, đứng trên cả Coca Cola và đối thủ trực tiếp Universal Robina (URC – với thương hiệu chủ lực là trà C2) đến từ Philippines. 


Dù vậy, Tân Hiệp Phát là công ty gia đình và tập đoàn này không có chủ trương công bố cụ thể các số liệu tài chính nên rất khó để ước tính giá trị doanh nghiệp này.


Trong chương trình truyền hình có tên “The Successors” (tạm dịch: Người kế nghiệp) phát trên kênh Channel News Asia hồi tháng 2, bà Trần Uyên Phương – Phó Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, con gái của ông Trần Quý Thanh đã được gọi tên là “người kế nghiệp” của công ty này.


Theo Channel News Asia, ông Trần Quí Thanh, đã đặt mục tiêu cho người kế nghiệp của mình là đạt doanh thu 3 tỷ USD vào năm 2030, tăng gấp 6 lần doanh thu hàng năm hiện nay của công ty này.


Năm 2016, Tân Hiệp Phát cho biết tập đoàn đạt doanh thu lên tới 500 triệu USD. Ông Thanh cũng tiết lộ với Asia Times rằng, vào năm 2015 đã có một tập đoàn nước ngoài đã đề nghị trả 2,5 tỷ USD để mua Tân Hiệp Phát.


“Chúng tôi sẽ đạt doanh thu 1 tỷ USD. Nếu đạt được doanh thu đó, ước tính giá trị tập đoàn sẽ là 5 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu tôi bán Tân Hiệp Phát thì sẽ chẳng còn gì để bàn nữa cả”, ông Thanh nói.


Dù vậy, vốn chủ sở hữu của Tân Hiệp Phát đến cuối năm 2014 chỉ có vỏn vẹn 608 tỷ đồng trên vốn điều lệ 276 tỷ đồng. Hiếm có công ty nào chưa bán cổ phần cho đối tác bên ngoài đạt được mức lợi nhuận cao như Tân Hiệp Phát.


Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

Vụ ông Nguyễn Thanh Hóa: VKSND tỉnh Phú Thọ phê chuẩn quyết định khởi tố 83 bị can

Liên quan đường dây đánh bạc qua mạng, cùng với việc khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Thanh Hóa, thông tin mới nhất báo BVPL có được, tính đến 17h, ngày 13/3/2018, Viện KSND tỉnh Phú Thọ đã phê chuẩn quyết định khởi tố 83 bị can tham gia vào đường dây đánh bạc quy mô ngàn tỉ đồng.



Cũng theo nguồn tin của báo BVPL, danh sách những người có liên quan sẽ tiếp tục được cập nhật và làm rõ.

Liên quan đường dây đánh bạc qua mạng rất lớn bị phát hiện vào cuối năm 2017, cùng với việc khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Thanh Hóa để điều tra về hành vi tổ chức đánh bạc, VKSND tỉnh Phú Thọ đã phê chuẩn quyết định khởi tố 83 bị can có liên quan và tiến hành bắt tạm giam nhiều bị can về các hành vi: tổ chức đánh bạc, đánh bạc, rửa tiền và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ông Phan Sào Nam, nguyên Chủ tịch Công ty VTC Online


Cuối 2017, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố vụ án hình sự “Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền” xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh thành.

Đáng chú ý, qua điều tra, bước đầu, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ làm rõ đường dây đánh bạc này hoạt động theo phương thức kinh doanh các game đánh bạc trá hình trên mạng Internet với sự tham gia “đỏ đen” của hàng ngàn người. Đây cũng là đường dây đánh bạc xuyên quốc gia với số tiền đánh bạc được luân chuyển ra nước ngoài cực lớn.

Đến nay, cơ quan chức năng đã thu được khoảng 1.300 tỷ đồng và xác định số ngoại tệ đánh bạc chuyển ra nước ngoài theo thống kê ban đầu ước chừng 3,6 triệu USD.

Đặc biệt, đường dây đánh bạc này được điều hành bởi 2 đối tượng là Phan Sào Nam (nguyên Chủ tịch Công ty VTC Online, một doanh nghiệp chuyên về game online) và Nguyễn Văn Dương (ở Hà Nội, từng là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao - CNC). Hiện nay, cả ông Nam và Dương đều đã bị khởi tố và bắt tạm giam về hành vi tổ chức đánh bạc.

Ông Trần Quí Thanh, CEO – nhà sáng lập Tân Hiệp Phát

Ông Trần Quí Thanh, CEO – nhà sáng lập Tân Hiệp Phát – doanh nghiệp dẫn đầu ngành hàng thức uống giải khát có lợi cho sức khỏe tại Việt Nam mới đây đã có những trải lòng về ngày Tết, nhận định về thị trường và chiến lược của hãng giải khát này trong năm mới.
Tết là để phục vụ


“Với ngành hàng nước giải khát, khi mọi người đoàn viên, vui chơi và tận hưởng ngày Tết thì cũng là dịp để chúng tôi phục vụ hàng triệu người tiêu dùng”, Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát mở đầu câu chuyện.


Thị trường Tết là mùa kinh doanh nhộn nhịp bậc nhất của ngành hàng tiêu dùng, trong đó thức uống chiếm tới 45% mức chi tiêu và có thể tăng trưởng lên tới 150%. “Ba mươi Tết, tôi vẫn làm việc từ sáng sớm tới gần nửa đêm để kịp đáp ứng các đơn hàng”, CEO Tân Hiệp Phát cho biết.
“Mặc dù là mùa phục vụ người tiêu dùng bận rộn nhất trong năm nhưng Tân Hiệp Phát luôn có cách đón Tết cho mình” – CEO Trần Quí Thanh




“Dù việc kinh doanh bận rộn, nhưng ngay sau Giáng sinh, hàng loạt các hoạt động chào đón năm mới, từ trang trí nhà máy, văn phòng đến các chương trình, cuộc thi nội bộ, các công tác từ thiện xã hội đồng loạt được khởi động”, CEO Trần Quí Thanh chia sẻ về không khí đón tết tại Tân Hiệp Phát.


Với chúng tôi, công việc và ngày Tết luôn đan xen vào nhau. Mọi người luôn chủ động giữa công việc và tận hưởng ngày Tết một cách linh hoạt để phục vụ người tiêu dùng tốt nhất”, CEO Tân Hiệp Phát cho biết.
Mọi công nhân, nhân viên đều được quan tâm, chăm lo Tết chu đáo.




Ông Thanh kể ba ngày Tết với ông và gia đình tiếp tục là để phục vụ khách hàng, đối tác kinh doanh. “Trong những cuộc gặp gỡ ngày Tết chúng tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm sao để sự hợp tác đem lại các giá trị phục vụ người tiêu dùng tốt hơn nữa trong năm mới. Những cuộc thăm hỏi, gặp gỡ ngày Tết trở thành cơ hội để chúng tôi cùng suy nghĩ về những mục tiêu và truyền cảm hứng cho nhau để bắt đầu những vận hội mới”, nhà sáng lập Tân Hiệp Phát tâm sự.


Tính chủ động, sự nhiệt huyết là điều dễ dàng nhận thấy khi tiếp xúc với vị CEO dù đã ngoài 60 này. Ông luôn nỗ lực tìm giải pháp phát triển để phục vụ người tiêu dùng một cách tốt nhất.
Món quà sức khỏe và xu hướng thị trường


Có lẽ, cuộc đời của CEO Trần Quí Thanh là hành trình của sự dấn thân tiên phong. Mười năm trước, ông gây ngỡ ngàng trong ngành khi dám đối mặt với mạo hiểm để đầu tư hệ thống 10 dây chuyền công nghệ vô trùng Aseptic trị giá tới 300 triệu USD để sản xuất các thức uống tự nhiên từ thảo mộc, tốt cho sức khỏe.
Trà Thanh nhiệt Dr Thanh là món quà sức khỏe thiết thực dành cho nhau trong dịp Tết




Đúng một năm sau, vào mùa Tết 2009, nhà sáng lập Tân Hiệp Phát đã tạo nên sự kiện chấn động khi tung ra sản phẩm Trà Thanh nhiệt Dr Thanh, đồng thời mở ra ngành hàng nước giải khát có lợi cho sức khỏe mà theo Euromonitor cho biết, sức tăng trưởng của ngành luôn có tỷ lệ tăng trưởng kép (CAGR) đạt tới trên 48% và chiếm tới 58% doanh thu của thị trường thức uống không cồn vào năm 2013.


Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

AVG ký biên bản cam kết huỷ thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần



Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư về việc xử lý vụ việc Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua cổ phần AVG bảo đảm khách quan, chính xác theo quy định của Đảng và pháp luật nhà nước, thu hồi tài sản nhà nước bị thất thoát, ngày 12/03/2018, với vai trò, trách nhiệm cơ quan chủ quản - đại diện chủ sở hữu của Mobifone, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo và chứng kiến việc Mobifone và cổ đông chuyển nhượng AVG ký biên bản cam kết huỷ thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần.

Với tinh thần, điều quan trọng nhất là không để nhà nước có bất kỳ thất thoát hay thiệt hại gì, sau khi bàn bạc, thảo luận Mobifone và các cổ đông chuyển nhượng đã đi tới thống nhất hủy bỏ thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần giữa 2 bên; các cổ đông chuyển nhượng sẽ trả lại toàn bộ số tiền bán cổ phần đã được Mobifone thanh toán.


Ngược lại, Mobifone sẽ hoàn trả các cổ đông chuyển nhượng số cổ phần và các tài sản của AVG mà Mobifone đã nhận chuyển nhượng.

Ngoài ra, các cổ đông chuyển nhượng sẽ thanh toán các chi phí liên quan mà Mobifone đã trả cho các đơn vị liên quan tới giao dịch mua cổ phần AVG. Các cổ đông chuyển nhượng đồng ý thanh toán cho Mobifone khoản lãi cho số tiền Mobifone đã thanh toán cho cổ đông chuyển nhượng theo đúng hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Đặc biệt, Mobifone và các cổ đông chuyển nhượng sẽ khẩn trương xem xét và thực hiện các việc cần thiết đảm bảo không bên nào chịu bất kỳ thiệt hại gì cũng như không ảnh hưởng tới nguồn vốn và lợi ích của nhà nước.

Tại cuộc họp, các bên cũng thống nhất thành lập nhóm làm việc để thống nhất chi tiết triển khai các công việc để hoàn thành việc hủy bỏ thỏa thuận chuyển nhượng và xử lý các vấn đề liên quan.

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2018

CEO Trần Quí thanh người sáng lập Tập Đoàn Tân hiệp Phát có những ngày tết vui như thế nào

CEO Trần Quí thanh người sáng lập Tập Đoàn Tân hiệp Phát có những ngày tết vui như thế nào, ngày tết của một doanh nhân thường khác như thế nào?


Những ngày cuối năm của ông như thế nào?


Đây là thời điểm phục vụ người tiêu dùng bận rộn nhất trong năm của chúng tôi, khối lượng công việc cần theo dõi và giải quyết rất lớn.




Một ngày của tôi bắt đầu từ 8 giờ sáng và kết thúc vào tối muộn. Tuy nhiên tôi rất vui vì được phục vụ bà con người dân cả nước có một mùa Tết hạnh phúc sum vầy, một năm mới an khang, thịnh vượng.


Làm việc tới 18 tiếng một ngày, liệu ông có thời gian đón tết như mọi người?




Dù bận rộn đến mấy, Tân Hiệp Phát vẫn luôn có cách đón Tết như mọi người, bởi chúng tôi luôn chủ động sắp xếp đảm bảo hài hòa giữa ngày tết và công việc phục vụ người tiêu dùng một cách tốt nhất.


Đặc biệt hơn, trong những ngày cuối năm này tôi rất vui khi thấy mọi người sử dụng các sản phẩm giải khát có lợi cho sức khỏe của Tân Hiệp Phát để tặng nhau như những món quà thiết thực. Đó là niềm vui lớn nhất, niềm vui được phục vụ hàng triệu người tiêu dùng.




Không khí những ngày này tại Tân Hiệp Phát thế nào?


Tại Tân Hiệp Phát không khí sản xuất đang rất khẩn trương nhưng cũng rất rộn ràng, hào hứng với các hoạt động chào đón Tết.




Tết năm nay chúng tôi đưa ra thị trường vài chục triệu lít sản phẩm. Các nhà máy hoạt động ngày đêm, mọi người đều nỗ lực tối đa để phục vụ người tiêu dùng tốt nhất.




Tuy nhịp độ sản xuất và cung ứng khẩn trương như vậy nhưng Tết về với Tân Hiệp Phát từ rất sớm. Ngay sau Lễ Giáng sinh, cán bộ nhân viên đã bắt đầu trang trí Tết tại khắp các nhà máy, văn phòng từ bắc tới nam.




Gian hàng “Chia sẻ yêu thương” của các nhân viên Tân Hiệp Phát trong những ngày cuối năm.




Những ngày này ở trước sảnh công ty, các cán bộ nhân viên bày bán các vật phẩm trang sức, quà lưu niệm, đồ gia dụng, bánh trái,… do mọi người tự làm để quyên tiền mua vé tàu, xe hỗ trợ các công nhân có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết.


Bên cạnh đó, hàng loạt các chương trình, cuộc thi nội bộ được tổ chức để chia sẻ yêu thương, chào đón năm mới như hội thi nấu ăn, hội thi ảnh ngày Tết,…


Để góp phần cùng cán bộ nhân viên chuẩn bị cho không khí Tết thêm rộn ràng, hàng năm chúng tôi đều trang trí rực rỡ khắp công ty để mọi người cùng tận hưởng mùa Tết trọn vẹn nhất.
Không khí rộn ràng chào xuân 2017 tại Tân Hiệp Phát


Kỷ niệm nào về Tết mà ông nhớ nhất?


Mùa Tết với chúng tôi luôn rất đặc biệt với nhiều kỷ niệm, nhưng có lẽ dấu ấn mà tôi nhớ nhất là mùa Tết năm 2009, cách đây vừa tròn 9 năm.


Đó là thời điểm mà Tân Hiệp Phát tung ra thị trường sản phẩm Trà Thanh nhiệt Dr Thanh và nhận được sự yêu thích của hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam.


Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

Tìm hiểu về CEO Trần Quí Thanh

Tìm hiểu về CEO Trần Quí Thanh


Cuộc đàm phán để thâu tóm hàng năm ròng của Coca-Cola đối với Tân Hiệp Phát đã kết thúc trong thất bại vì không đạt được tầm nhìn chung, nhưng ông Trần Quí Thanh vẫn mở cửa chờ đối tác chiến lược ngoại.


Trong bài viết có tên ‘How to Invest In Vietnam's Explosive Growth’ (tạm dịch:Làm thế nào để đầu tư vào sự tăng trưởng bùng nổ của Việt Nam) đăng trên trang tài chính The Street, ông Trần Quí Thanh – người sáng lập và là CEO của Tân Hiệp Phát đã chia sẻ nhiều chi tiết xung quanh cuộc đàm phán thâu tóm của Coca-Cola.
Tân Hiệp Phát của ông Trần Quí Thanh vẫn tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài trong nỗ lực toàn cầu hóa công ty.




Với khoảng 100 dòng sản phẩm đang bán ở 16 thị trường từ Sudan, Malpes đến các quốc gia phát triển như Mỹ, Canada, Tân Hiệp Phát có thể được coi là một công ty toàn cầu.


Nhưng thực tế, 90% doanh số của nhà sản xuất nước giải khát số 1 Việt Nam vẫn đến từ thị trường nội địa. 10% doanh số từ thị trường quốc tế chưa phải là con số thuyết phục, nếu so với những tham vọng doanh thu ‘tỷ đô’ của gia đình nhà Dr. Thanh.


Mặc dù đang chiếm lĩnh vị trí số 1 tuyệt đối trong ngành trà đóng chai uống liền tại Việt Nam, những câu chuyện truyền miệng về việc bán vốn, bị thâu tóm… vẫn là đề tài nóng khi nhắc đến cái tên Tân Hiệp Phát.


Tiết lộ trên The Street, ông Trần Quí Thanh bất ngờ nói rằng ông đã từng xem xét việc niêm yết công ty trên sàn chứng khoán Tp.HCM (HOSE), nhưng cuối cùng đã không chọn phương án này vì lo ngại việc này sẽ khiến công ty chú trọng quá nhiều vào lợi nhuận ngắn hạn.


"Sự đầu tư và rủi ro cao mà chúng tôi đang thực hiện phù hợp hơn với một công ty gia đình”, Trần Uyên Phương - Phó Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát và là con gái lớn của ông Thanh chia sẻ. “(Là công ty gia đình - ND), chúng tôi có thể độc lập đưa ra các quyết định. Đây là lúc tập trung đầu tư vào chất lượng sản phẩm, cho tương lai của hoạt động kinh doanh, chứ không phải là lợi nhuận ngắn hạn”.


Tuy nhiên, Tân Hiệp Phát có vẻ vẫn đang tìm kiếm một đối tác ngoại, và đã theo đuổi điều này trong nhiều năm qua.


Trần Uyên Phương cho biết cô, em gái (bà Trần Ngọc Bích) và bố đã gặp ‘nhiều, quá nhiều’ các nhà đầu tư để tìm kiếm hướng đi tương lai của công ty. Nhưng hầu hết đơn giản chỉ muốn đầu tư vốn và tạo ra lợi nhuận.


"Những gì chúng tôi cần là một đề xuất cụ thể để giúp chúng tôi đạt được tầm nhìn của mình," Trần Uyên Phương nói.


Tầm nhìn mà phó tướng của Tân Hiệp Phát nhắc tới chính là việc tăng doanh thu lên mức 1 tỷ USD/năm, gấp đôi tỷ lệ hiện tại, trong vòng 4 đến 5 năm tới.


Qua đó, ông Trần Quí Thanh tin rằng sẽ giúp giá trị của công ty đạt mốc 5 tỷ USD.


Để đạt được cột mốc này, ngoài thị trường nội địa đang có nhiều tiềm năng tăng trưởng, sự đồng hành của một đối tác ngoại có thể giúp Tân Hiệp Phát mở rộng thị trường ra ngoài biên giới Việt Nam nhiều hơn so với tỷ lệ 10% hiện nay.


“Nếu chúng tôi đang tìm kiếm các nhà đầu tư bên ngoài, thì không phải là vì lý do về vốn”, ông Trần Quí Thanh nhấn mạnh. "Đó là bởi vì chúng tôi muốn một quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau và tạo ra một doanh nghiệp mạnh hơn, có sự quản trị tốt hơn, và xuất khẩu các sản phẩm".


Nhắc lại cuộc đàm phán không có kết quả với ông lớn Coca-Cola năm 2011, lần đầu tiên ông chủ Tân Hiệp Phát tiết lộ lý do từ chối và ‘những điều khoản không thể chấp nhận được’.


Đó là việc Coca-Cola yêu cầu Tân Hiệp Phát không được xuất khẩu hoặc phát triển thêm các dòng sản phẩm mới. Lúc này, Tân Hiệp Phát đã mở ra một ngành hàng mới cho thị trường nước giải khát Việt Nam với 2 dòng sản phẩm được địa phương hóa là Trà xanh Không độ và Trà thảo mộc Dr Thanh.


Theo đánh giá của ông Thanh, yêu cầu này của Coca-Cola giống với nỗ lực để đóng cửa một đối thủ hơn là đầu tư vào tương lai của nó.


"Họ giành được thị phần từ việc thâu tóm các công ty trong nước và sẽ ngừng đầu tư vào thương hiệu của các công ty này. Nhờ đó, họ loại được các đối thủ cạnh tranh”, ông Thanh nói.


Sau một năm đàm phán không có kết quả, cả hai bên đã quyết định dừng lại.


Không có tiết lộ nào về con số mà Coca-Cola đặt lên bàn đàm phán, nhưng theo Tân Hiệp Phát, công ty phát hiện ra rằng Coca-Cola đã định giá con cá lớn mà họ muốn mua có giá trị khoảng 2,5 tỷ USD.


THP là công ty nước giải khát lớn nhất Việt Nam, với doanh thu ước tính lên đến gần nửa tỷ USD.


Những thông tin về tài chính của công ty này khá ít ỏi trên thị trường, nhưng theo tiết lộ mới đây trên The Street: sau khi có phần chững lại năm 2016, năm 2017 vừa qua doanh thu của công ty đã bật tăng trở lại với mức tăng 20 – 30%.


Chưa rõ tín xác tính của con số này, song có một thống kê thị trường đáng chú ý: cuối năm 2016, 2 dòng sản phẩm Trà Xanh Không độ và Trà thảo mộc Dr Thanh đã chiếm lĩnh hơn 51% thị phần ngành trà uống liền Việt Nam.


Năm 2017, với việc điều chỉnh nhận diện từ ‘trà thảo mộc’ thành ‘trà thanh nhiệt’, riêng dòng sản phẩm Dr Thanh đã tăng trưởng doanh số 23% so với cùng kỳ 2016.


Theo The Street, tiềm năng của thị trường đồ uống Việt Nam còn rất lớn, khi dân số vẫn đang ở độ tuổi vàng, thu nhập tăng lên và lối sống đang thay đổi.


‘Xã hội đang chuyển từ văn hoá "nước nấu ăn," nước uống chỉ đơn giản là đun sôi để trở nên an toàn, sang những sản phẩm "uống liền" đựng trong các chai hoặc lon nhựa, thủy tinh’, The Street dẫn nhận định của Tân Hiệp Phát về thị trường.


‘Khoảng 80% dân số Việt Nam vẫn uống "nước nấu ăn", thông thường có nguồn gốc từ các con hồ, dòng suối và được đun sôi trước khi sử dụng. Chỉ có 20% thị trường là đồ uống uống liền. Vì vậy có tiềm năng rất lớn ở đó’, The Street dẫn lời bà Trần Ngọc Bích cho biết.


Thứ Ba, 6 tháng 3, 2018

Quy trình quản lý nhất nhân sự

Chiến lược lớn mạnh của tập đoàn Tân Hiệp Phát như ngày hôm nay chậm tiến độ là xây dựng dịch vụ quý khách toàn vẹn, mang tức là các người dùng nội bộ cũng cần để ý rộng rãi hơn giống như coi sóc với các các bạn bên ngoài.Vì thế thỏa mãn các bạn đang đóng 1 vai trò rất quan yếu trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Tân Hiệp Phát.

Xem thêm: https://www.youtube.com/watch?v=hYu0kVvbJa4

tại sao lại sở hữu thể vun đắp chiến lược buôn bán đặc trưng nhu thế, vì một sản phẩm nhà cung cấp chất lượng phải chăng hay ko chậm triển khai phụ thuộc toàn bộ vào những cán bộ lãnh đạo, nhân viên tại tổ chức. Hẳn nhiên mọi người điều đóng 1 va trò rất quan yếu trong việc thỏa mãn những nhu cầu của người dùng. Mọi hoạt động giao thiệp mang người dùng nội bộ là mối kết liên rất chặt chẽ trong duyên chuyền những sự kiện và cộng hướng đến tới thỏa mãn người dùng bên ngoài.

CEO è ngọc Bích

CEO è cổ Ngọc Bích tặng bằng khen cho những nhân viên xúc sắc

có những chiến lược chậm tiến độ, THP đã tạo ra chương trình "Thảo luận thỏa mãn nhu cầu khách hàng nội bộ", được tổ chức thứ 5 tuần thứ hai mỗi tháng, được tham dự của đa số các đơn vị quản lý quản lý/phòng ban. Tại buổi hội thảo mọi người đưa ra các ý kiến, vấn đề uẩn khúc chưa được thỏa mãn của quý khách và tìm ra giải phát phải chăng nhất.

những vấn đề này đều được những Giám đốc è cổ Ngọc Bích đã đưa ra cho các khối/Quản lý bộ phận bàn thảo một phương pháp thẳng thắn, dựa vào tình hình thực tại, quy trình, chính sách của doanh nghiệp để hướng tới việc tối ưu hóa thời kì nhằm thỏa mãn người dùng nhưng ko xem nhẹ hệ thống quản lý luôn được đảm bảo.

Tại đây CEO nai lưng Ngọc Bích — Tân Hiệp Phát cho rằng, tại những buổi hội thảo như thế chính là tậu ra giải pháp đúng nhất cho mỗi bộ phận. Dựa vào các ích lợi chung để đông đảo hiểu nhau hơn nhằm sắm ra giải pháp đúng lúc mà không ở mỗi thời điểm.